Hỗ trợ khách hàng - 0988998002
So sánh và tìm giá rẻ nhất
50010000 sản phẩm
5 kết quả trong

Máy ảnh - Máy quay phim

(5)
Ưu tiên xem

Máy ảnh là gì?

Máy ảnh (máy chụp hình) là một dụng cụ dùng để thu hình ảnh thành một ảnh tĩnh hay một loạt các ảnh chuyển động tạo thành phim/ video. 

Hiện nay, nhu cầu của con người ngày càng gia tăng và phát triển không ngừng kéo theo đó, các loại máy ảnh được phát minh và cải tiến với tốc độ chóng mặt. Cùng mình tìm hiểu ngay trên thế giới đang có bao nhiêu loại máy ảnh nhé!

Phân loại máy ảnh hiện nay

Tùy vào đặc điểm và nguyên lý hoạt động mà người ta chia máy ảnh thành 2 loại chính:

Máy ảnh cơ (máy ảnh phim): là máy ảnh hoạt động dựa trên nguyên lý cơ học, sử dụng phim để tạo ra bức ảnh. Dòng này có 2 dạng chính:

  • Máy ảnh cơ không dùng pin: Đây là dạng máy ảnh cơ hoạt động 100% theo nguyên lý cơ học, tức là trong quá trình sử dụng máy, người dùng phải dùng lực của tay để lên phim hoặc bằng trục quay.
  • Máy ảnh cơ có dùng pin: là dạng máy cơ vẫn sử dụng nguyên lý cơ học nhưng để lên phim hoặc đo sáng tự động người ta dùng pin thay vì dùng tay/ trục quay 

Nguyên lý tạo ra hình ảnh: kết hợp độ nhạy của phim và ánh sáng phù hợp từ môi trường

Ưu điểm: Ảnh chụp chất lượng cao, giữ nguyên bản về màu sắc, chi tiết, độ tương phản,...

Nhược điểm:

  • Vì nguyên lý tạo ảnh phụ thuộc vào phim nên khi có phim mới có thể chụp ảnh.
  • Thiết kế khá cồng kềnh, có phần "nặng"
  • Sau khi chụp mất thời gian "rửa ảnh" để tạo ra các bức hình hoàn chỉnh
  • Khả năng lưu trữ ảnh phụ thuộc vào số lượng phim

Máy ảnh kĩ thuật số (máy ảnh số): là máy ảnh điện tử, sử dụng pin và các linh kiện điện để hoạt động tạo ra bức ảnh,

Nguyên lý tạo ra hình ảnh: Thu nhận ánh sáng từ môi trường thông qua cảm biến hình ảnh và chuyển đổi tín hiệu hình ảnh thu thập được đó thành một bức ảnh

Ưu điểm:

  • Tự động thu nhận, xử lý hình ảnh
  • Tiện lợi trong khi chụp, dễ điều chỉnh thao tác,...
  • Tiết kiệm thời gian, có thể thấy ảnh ngay trên màn hình mà không cần "rửa ảnh"
  • Tích hợp nhiều chức năng khác: ghi âm, kết nối điện thoại, quay phim,...
  • Dung lượng lưu trữ không bị hạn chế
  • Không cần phim để chụp

Nhược điểm: Chất lượng ảnh phụ thuộc nhiều vào cảm biến máy ảnh, thông số và các yếu tố môi trường khác

Ý nghĩa thông số máy ảnh cần biết

1. Định dạng ảnh

Định dạng ảnh là thuộc tính quan trọng quyết định đến chất lượng của một bức hình. Hiện nay có rất nhiều định dạng ảnh khác nhau: PNG, JPEG, GIF, RAW,…Việc xác định các định dạng ảnh phù hợp giúp người dùng thuận tiện với nhu cầu sử dụng hình ảnh khác nhau: in ấn, đăng,... Trên các máy ảnh hiện nay hầu như được trang bị 2 định dạng ảnh chủ yếu:

  • JPEG (JPG): là định dạng ảnh phổ biến nhất hiện nay với khả năng kết hợp 3 màu cơ bản dỏ, xanh dương, xanh lá tạo ra 256 màu đến hàng triệu màu khác nhau. Tuy nhiên, định dạng này có nhược điểm khi nén file có thể làm mất một số dữ liệu màu khiến chất lượng ảnh bị giảm đi ít nhiều

  • RAW: là định dạng ảnh được cái nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng. Định dạng này có thể lưu lại toàn bộ thông tin mà bộ cảm biến máy nhận được, đồng thời giúp bạn chỉnh sửa ảnh khâu hậu kì dễ dàng hơn. Tuy nhiên định dạng ảnh này khiến dung lượng ảnh khá lớn

2. Thông số ISO của máy ảnh

ISO là độ nhạy sáng của cảm biến máy ảnh, thể hiện bằng các con số thuộc dải ISO tiêu chuẩn là từ 100-6400. Để thay đổi độ nhạy sáng ISO, bạn căn cứ vào phần menu máy hoặc bấm nút chỉnh ISO và xoay bánh xe trên máy ảnh để tùy chỉnh.

ISO càng cao thì độ nhiễu hạt (các điểm ảnh bị mất màu) của ảnh càng nhiều, cảm biến máy ảnh càng nhạy hơn với ánh sáng, hình ảnh thu được càng có mức sáng cao. Vậy nên, trong môi trường thiếu sáng (ban đêm, phòng tối) bạn cần nâng mức ISO lên và ngược lại

Nếu bạn chưa biết chỉnh thông số ISO cho chuẩn thì có thể làm theo cách an toàn là sử dụng chế độ ISO AUTO của máy. Chế độ này sẽ tự động chỉnh độ nhạy sáng ISO tùy theo cảnh và chế độ ảnh. 

3. Các chế độ chụp

Các chế độ chụp được kí hiệu và phân bố tại các vị trí khác nhau tùy vào từng loại camera. Hiện nay, tùy vào nhu cầu sử dụng, máy ảnh được chia thành 3 chế độ chụp ảnh chính:

# Chụp tự động hoàn toàn

Kí hiệu chế độ: màu xanh, hình máy ảnh, hình chữ nhật hoặc chữ “AUTO”. Chế độ này giúp bạn tất cả các khâu điều chỉnh kĩ thuật: thiết lập tốc độ chụp, đèn flash, ISO,…

Cách thiết lập chế độ: căn chỉnh bố cục bức ảnh, lấy nét và bấm chụp

Cách chụp này rất nhanh, thuận tiện cho người không hiểu rõ về điều chỉnh các thông số, người mới chụp, người mới học sử dụng máy ảnh,...

# Chụp tự động theo khung cảnh định sẵn

Kí hiệu chế độ: chữ "SCN" hay "SCENE". Chế độ này bao gồm các chế độ chụp tự động tùy theo khung cảnh:

  • Landscape: chế độ chụp ảnh phong cảnh, phù hợp chụp trong điều kiện ánh sáng đủ, thoáng đãng 
  • Night: chế độ chụp ảnh ban đêm, tự động chỉnh ISO để phù hợp chụp trong điều kiện thiếu sáng, ánh sáng yếu
  • Spor: chế độ chụp ảnh thể thao, chuyên dùng chụp hình ảnh có chủ thể chuyển động nhanh, giảm tối đa độ mờ nhòe của ảnh
  • Flower: chế độ chụp riêng dành cho hoa (một số máy ảnh có)
  • Portrait: chế độ chụp ảnh chân dung, lấy nét rõ khuôn mặt, làm mờ background
  • Macro: chế độ chụp cận cảnh, lấy nét những chi tiết nhỏ: côn trùng, hoa, sương,...

# Chụp nâng cao

Kí hiệu chế độ là các chữ cái viết tắt tên các chế độ chụp nâng cao sau:

  • Programme (P): Đây là chế độ người mới học nhiếp ảnh nên tập sử dụng. Chế độ này cho phép người dùng chụp lập trình bằng tay, tự thiết lập thông số kĩ thuật: ISO, EV, bật tắt flash,… từ đó máy ảnh tự thiết lập tốc độ chụp, độ mở ống kính sao cho phù hợp.
  • Shutter speed Priority (S/Tv): Đây là chế độ hữu ích khi bạn muốn kiểm soát chuyển động của đối tượng thông qua điều chỉnh cửa trập, khẩu độ
  • Manual (M): là chế độ chỉnh tay hoàn toàn với mọi thông số theo kinh nghiệm và mục đích của bạn
  • Apecture Priority (A/Av): chế độ này cho phép bạn chỉnh hiệu ứng làm mờ khung cảnh đồng thời mọi thứ chính giữa khung hình vẫn được lấy nét

4. Thông số F trên máy ảnh (Khẩu độ)

Khẩu độ (số F) là độ mở của các lá khẩu tích hợp bên trong ống kính. Khẩu độ mở cho phép lượng ánh sáng đi vào cảm biến và có mối quan hệ khăng khít với độ sâu trường ảnh.

  • Khẩu độ nhỏ, độ sâu trường ảnh lớn, các đối tượng hình ảnh ở xa hay gần đều được hiển thị rõ nét.
  • Khẩu độ lớn, độ sâu trường ảnh nông, các đối tượng hình ảnh ở trước sẽ được lấy nét, còn hậu cảnh phía sau bị làm mờ để làm nổi bật đối tượng chính

Ngoài việc chỉnh khẩu độ, bạn có thể tham khảo một số chế độ lấy nét ảnh sau đây:

  • Focus (lấy nét): điều chỉnh độ rõ của ảnh 
  • Manual Focus: điều chỉnh nét bằng tay, dùng trong trường hợp máy không tự động lấy nét/ lấy nét không chính xác trong điều kiện thiếu sáng, độ sáng yếu,... 
  • Auto Focus (AF): lấy nét tự động với các tùy chọn: lấy nét tự động - Multi AF, lấy nét tại một điểm - Spot AF, lấy nét trung tâm ảnh - Center 
  • Metering Mode: chế độ giúp máy ảnh nhận biết độ sáng của ảnh. 
  • Focus mode: lấy nét với 2 tùy chọn: lấy nét kể cả khi không chụp - Continuous AF và chỉ lấy nét khi nhấn xuống phân nửa nút chụp - Single AF

5. Thông số tốc độ màn trập

Tốc độ màn trập là thời gian để màn trập mở cho phép ánh sáng đi vào cảm biến, thường được tính bằng giây: 1′, 1/2′, 1/250′,…Thông số này giúp bạn kiểm soát chuyển động của đối tượng khi lên ảnh:

  • Tốc độ màn trập càng cao, càng giảm lượng ánh sáng đi vào, ảnh càng thiếu sáng, càng bắt kịp chuyển động của vật thể, hình ảnh sẽ càng rõ nét 
  • Tốc độ màn trập thấp hơn, lượng ánh sáng vào càng nhiều đến mức dư sáng gây ra hiệu ứng nhòe chuyển động

6. Một số thông số để chỉnh sáng máy ảnh

Trong nhiều điều kiện chụp ảnh kém lý tưởng (thiếu sáng, ánh sáng yếu,...) việc điều chỉnh ánh sáng máy ảnh là vô cùng cần thiết. Bạn cần điều chỉnh ngay 2 thông số này nhé!

  • Exposure (độ phơi sáng của ảnh): Thông số này cho phép bạn có thể thay đổi cân bằng độ phơi sáng của máy ảnh (0 là bình thường, "–" là giảm sáng, "+" là tăng sáng).

  • White Balance (cân bằng trắng): Thông số này cho phép bạn có thể thay đổi tùy chỉnh màu sắc của toàn bộ bức hình sao cho tương đồng với hình thực tế, bạn có thể tham khảo chế độ: hình bóng đèn tròn, dưới trời mây, đèn huỳnh quang hoặc chụp có đèn flash… chỉ thông qua thao tác bấm nút WB/ AWB trên máy ảnh

TOP 10 máy ảnh dành cho người mới bắt đầu giá rẻ

1. Fujifilm X-T200

Fujifilm X-T200 là chiếc máy ảnh phù hợp với những người mới làm quen với máy ảnh, đặc biệt là những người muốn tự khám phá, chỉnh tay các thông số của máy ảnh.

Kích thước và trọng lượng của em này khá nhỏ gọn, phù hợp với những người có nhu cầu di chuyển. Máy còn được trang bị màn hình cảm ứng lớn 3.5 inch với độ phân cao, gần gấp đôi so với các đối thủ trong cùng phân khúc giá. Màn hình máy có thể lật được ra phía trước thích hợp selfie hay quay vlog. Chiếc máy này cũng có khả năng lấy nét dễ dàng, nhanh chóng nhờ vào chiếc camera hiện đại, ẩn chưa nhiều thuật toán tinh vi

Bộ lọc giả lập màu phim cũng là một tính năng nổi bật của Fujifilm cho phép bạn tạo ra những bức ảnh định dạng JPEG tuyệt đẹp, rất thích hợp để những bạn mới bắt đầu làm quen với máy ảnh có thể sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng hoàn toàn có thể nâng cấp ống kính máy chất lượng cao hơn sau một thời gian.

2. Sony Alpha A6400

Là một trong số ít dòng máy Sony có kích thước nhỏ gọn, Sony Alpha A6400 không gây nhiều khó khăn cho người mới tập chụp ảnh trong quá trình cầm và sử dụng máy. Đặc biệt, người dùng có thể gán thêm các nút bấm và nút xoay trên máy ảnh để thêm các nút chức năng khác nhau tùy theo sở thích và thói quen tay

Sony A6400 được trang bị màn hình cảm ứng LCD xoay lật 180° lấy nét nhanh chỉ bằng cách chạm lên màn hình. Bên cạnh đó, màn hình này cũng cực thích hợp cho việc chụp ảnh selfie, quay phim vlog liên tục mà không bị giới hạn bộ nhớ hay nóng máy

Máy có dải ISO từ 100 đến 32.000, thậm chí có thể mở rộng lên 102.400 với khả năng xử lý hạt nhiễu trong điều kiện thiếu sáng nên dù chụp trong điều kiện nào vẫn cho ra những bức ảnh chất lượng cao. Một trong những ưu điểm của dòng máy này đó chính là khả năng lấy nét tự động cực nhanh (0.02s) nhờ sự hỗ trợ của AI, thích hợp sử dụng với những người mới chụp hay những Vlogger, người chụp chuyên nghiệp,...

3. Fujifilm X-A7

Một chiếc máy ảnh nữa đến từ nhà Fujifilm, X-A7 là moden máy ảnh không gương lật với thiết kế màu sắc bắt mắt, mức giá bình dân đã khiến không ít "dân chụp ảnh" phải điên đảo.

Máy trang bị cảm biến CMOS cho phép quay video, chụp ảnh với độ phân giải cao trong nhiều điều kiện ánh sáng. Tuy có thiết kế chủ yếu bằng nhựa xong Fujifilm X-A7 đem lại cảm giác cầm nắm khá chắc chắn. Máy có màn hình cảm ứng 3.5 inch với hệ thống nút bấm chức năng đơn giản thuận tiện cho cả nhwungx người mới bắt đầu sử dụng máy ảnh. Máy có thời lượng pin nằm ở mức ổn, có thể chụp 320 ảnh cho mỗi lần sạc.

Ngoài sạc bằng nguồn điện thông thường, với Fujifilm X-A7, bạn có thêm một lựa chọn sạc đó là sạc bằng bộ sạc dự phòng qua cổng USB nhé!

4. Canon EOS M200

Sở hữu thiết kế khá đơn giản và nhỏ gọn, Canon EOS M200 là chiếc máy ảnh không có nhiều nút bấm hay nút chức năng tùy chỉnh mà chỉ gồm những nút cơ bản. Vì vậy, những người mới làm quen với máy ảnh có thể dễ dàng tìm hiểu và sử dụng mà không bị lúng túng. Bên cạnh đó, Canon EOS M200 cũng tích hợp 2 chế độ chụp: chụp thông thường và chụp tự động cho bạn tha hồ trải nghiệm

Là dòng máy được trang bị  công nghệ lấy nét Dual Pixel CMOS AF cải tiến, Canon EOS M200 có khả năng lấy nét siêu "đỉnh" ngay cả ở chế độ Live View.  Màn hình cảm ứng có kích thước 3 inch có thể lật ngược 180° ra phía trước cũng là một trong những điểm cộng giúp người dùng thao tác dễ dàng trong khi quay hoặc chụp hình selfie. Phái nữ và đặc biệt là nhũng Vlogger chưa có nhiều kinh nghiệm về nhiếp ảnh hoàn toàn có thể trải nghiệm em này để nâng cao kĩ thuật của mình nhé!

5. Nikon D5600

Là một trong số ít dòng máy ảnh DSLR được những người có kinh nghiệm khuyến nghị dành cho người mới bắt đầu chụp ảnh, Nikon D5600 được đánh giá là có thiết kế theo kiểu Control Layout đơn giản có nút quay lớn cùng giao diện menu trên màn hình cảm ứng giúp các thao tác trở nên dễ dàng. Chỉ trong thời gian ngắn, bạn có lẽ sẽ làm quen nhanh chóng với giao diện và sự sắp xếp nút bấm của em này.

Em này có màn hình cảm ứng 3.2 inch có khả năng xoay lật và độ phân giải lên tới 1.04 triệu picel đem đến chất lượng ảnh sau khi chụp vô cùng ấn tượng, sắc nét đến từng chi tiết. Đặc biệt, em này còn được trang bị  công nghệ truyền dữ liệu không dây Snapbridge cho phép người dùng có thể dễ dàng chia sẻ hình ảnh từ máy ảnh với các thiết bị điện thoại thông minh thông qua kết nối Bluetooth, WiFi,... Ngoài ra, công nghệ này cũng cho phép người sử dụng điều khiển một số chức năng khác của máy ảnh từ xa thông qua điện thoại của mình.

6. Canon EOS M6 Mark II

Là chiếc máy ảnh không chỉ dành cho người dùng từ chuyên nghiệp đến nghiệp dư, Canon EOS M6 Mark II còn rất phù hợp với những người mới bắt đầu tập tành sử dụng máy ảnh. Trong một sản phẩm nhưng bạn sẽ được sở hữu tới 2 chức năng: vừa chụp ảnh phân giải cao, vừa có thể quay video 4K full HD. Thật tuyệt vời phải không nào?

Canon EOS M6 Mark II cũng được trang bị màn hình cảm ứng LCD 3 inch với 1.04 triệu picel có khả năng xoay lật 180°, bẻ góc xuống 45° thuận tiện khi nguồi dùng có nhu cầu chụp selfie hay chụp từ trên xuống/ từ dưới lên. Em này cũng được đánh giá có khả năng chụp hình sắc nét ngay cả trong điều kiện thiếu sáng, đặc biệt thích hợp chụp ảnh sự kiện hoặc chụp động vật hoang dã nhờ vào bộ xử lý hình ảnh Digic 8 hiện đại bậc nhất hiện nay.

Ngoài ra, em này cũng được tích hợp kết nối WiFi, Bluetooth cho phép điều khiển máy ảnh dễ dàng từ xa hoặc truyền file ảnh chụp tự động sang điện thoại thông minh khi đang chụp. 

7. Panasonic Lumix DC G100

Không hẳn là dòng máy ảnh dành cho người mới bắt đầu, nói đúng hơn thì Panasonic Lumix DC G100 là chiếc máy ảnh chuyên dành cho các Vlogger - những người không biết nhiều về nhiếp ảnh nhưng vẫn có thể tạo ra nhiều hình ảnh, video chất lượng.

Panasonic Lumix DC G100 sở hữu thiết kế nhỏ gọn với trọng lượng chỉ 412g khá lý tưởng cho những tín đồ đam mê di chuyển. Chiếc máy này có bảng cầm tay có thể kết nối riêng với máy ảnh qua USB không chỉ giúp người dùng có thêm thời gian lấy sáng mà còn hỗ trợ chống rung lắc khi vừa di chuyển, vừa chụp ảnh, quay video. Em này được trang bị bộ vi xử lý Venus Engine nên tốc độ xử lý hình ảnh vô cùng nhanh nhạy, mượt mà

Nhìn chung, Panasonic Lumix DC G100 là máy ảnh không quá nổi bật so với nhiều dòng máy trong cùng phân khúc. Tuy nhiên, điểm nhấn đáng chú ý của dòng máy này lại đến từ khả năng quay phim, bao gồm chế độ quay chậm và quay tốc độ nhanh khiến việc quay video với nhiều người trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Nếu có nhu cầu quay video nhiều, em này sẽ là sự lựa chọn vô cùng hợp lý.  Bạn sẽ không cần sắm thêm một chiếc microphone riêng biệt nữa bởi vì chiếc máy quay này đã có sẵn tính năng ghi âm rồi, đảm bảo chất giọng, âm thanh được ghi lại đạt độ chân thực và rõ ràng nhất.

8. Nikon Z50

Là mẫu máy ảnh tuyệt vời cho những ai mới tiếp cận nhiếp ảnh, Nikon Z50 là dòng máy được trang bị vô số tính năng đặc biệt: sử dụng cảm biến CMOS 20.9MP, chip xử lý hình ảnh EXPEED 6, dải ISO 100-51200,... Những đặc điểm thiết kế chất lượng này không chỉ giúp hiệu suất chụp ảnh tổng thể nhanh chóng mà còn khiến hình ảnh đạt chất lượng cao hơn, rõ nét cũng như bắt kịp được mọi khoảnh khắc, mọi chuyển động của vật thể trong khi chụp.

Em này cũng được thiết kế với những đặc điểm rất thích hợp để quay phim/ video, đặc biệt là những video UHD 4K, Full HD thậm chí là các video Slow motion. Vì được trang bị khá nhiều đặc điểm thiết kế tối tân, hiện đại, "đa di năng" như vậy nên giá thành em này cũng không hề rẻ. So với mặt bằng chung, giá em này đang có sự chênh lệch khá lớn, tuy nhiên những tính năng mà bạn được nhận sẽ vô cùng xứng đáng với số tiền bạn đã bỏ ra đấy!

9. Sony DSC-H300E32

Là một trong những máy ảnh sở hữu ống kính mạnh mẽ nhất dòng Cyber-shot, máy ảnh Sony DSC-H300E32 đem đến cho bạn trải nghiệm chụp ảnh, quay phim vô cùng tuyệt vời. Thậm chí bạn có thể tùy chỉnh nhanh chóng hình ảnh chân dung của bạn với nhiều chế độ hiệu ứng làm đẹp có sẵn ngay trên máy chụp hình mà không cần truyền file qua điện thoại.

Em này có vô số tính năng rất rõ ràng và đơn giản rất thích hợp cho người mới bắt đầu chụp ảnh, chưa có kinh nghiệm hay chưa có nhiều kỹ năng nhiếp ảnh. Bạn có thể điều chỉnh ảnh trực tiếp trên máy ảnh trước, trong và sau khi chụp: xóa phông, chỉnh sáng, bộ lọc màu,... Nhờ vậy những hình ảnh chụp được xong có thể dùng được ngay mà bạn không cần mất quá nhiều thời gian cho công đoạn hậu kỳ, chỉnh sửa. Nếu đang tìm kiếm một chiếc máy ảnh đơn giản, dễ sử dụng thì bạn đừng nên bỏ qua "item" độc đáo này nhé!

10. Fujifilm X-A3 - Kit 16-50mm S 

Đứng vị trí cuối cùng trong TOP 10 máy ảnh dành cho người mới bắt đầu giá rẻ không thể không kể đến Fujifilm X-A3 - Kit 16-50mm S. Đây là dòng máy có màn hình cảm ứng 3 inch, có khả năng lật 180 độ giúp việc điều khiển các chút bấm chụp hình trở nên vô cùng dễ dàng. Em này có độ phân giải hình ảnh khá cao, khoảng 24.2 MP cho phép các hình ảnh sau khi chụp có độ sắc nét, sống động nhất định.

Điểm đặc biệt của em này là chế độ giả lập màu phim cực kỳ độc đáo. Điều này không chỉ giúp bạn có những thước phim/ video đậm mùi vintage mà không cần tốn quá nhiều thời gian và công sức chỉnh sửa mà còn giúp bạn sáng tạo ra nhiều nội dung khác nhau vô cùng độc đáo. Những bạn có đam mê làm phim với xu hướng ấm áp, vintage thì không thể bỏ qua dòng sản phẩm lý tưởng này!

Chúc bạn tìm được sản phẩm ưng ý nhé!


Fanpage Facebook hỗ trợ: Muagitot

Kênh Youtube review sản phẩm giá tốt: Muagitot

Website review các sản phẩm giá tốt : Muagitot

 

 

 

0.06933 sec| 2636.922 kb