Hỗ trợ khách hàng - 0988998002
So sánh và tìm giá rẻ nhất
50010000 sản phẩm
60 kết quả trong

Tivi - Âm Thanh

(60)
Ưu tiên xem
Loa bluetooth JBL Pulse 4

Loa bluetooth JBL Pulse 4

550.000₫
Có 2 nơi bán
Loa bluetooth mini TG162

Loa bluetooth mini TG162

105.000₫
Có 2 nơi bán
Loa bluetooth S1 Max

Loa bluetooth S1 Max

279.000₫
Có 2 nơi bán
Loa bluetooth JBL Beetek GT-112

Loa bluetooth JBL Beetek GT-112

109.000₫
Có 2 nơi bán
Loa Bluetooth CL157

Loa Bluetooth CL157

232.000₫
Có 2 nơi bán
Loa Bluetooth Gutek Charge 3 Mini

Loa Bluetooth Gutek Charge 3 Mini

125.000₫
Có 2 nơi bán
Loa bluetooth JBL Go 3

Loa bluetooth JBL Go 3

630.000₫
Có 2 nơi bán
Loa bluetooth Harman Kardon Go Play

Loa bluetooth Harman Kardon Go Play

5.199.000₫
Có 2 nơi bán
Loa bluetooth Sony XB43

Loa bluetooth Sony XB43

4.190.000₫
Có 2 nơi bán
Loa bluetooth Anker Stereo Premium

Loa bluetooth Anker Stereo Premium

1.140.000₫
Có 2 nơi bán
Loa bluetooth Anker Soundcore Flare 2

Loa bluetooth Anker Soundcore Flare 2

1.470.000₫
Có 2 nơi bán
Loa Bluetooth JBL Charge4

Loa Bluetooth JBL Charge4

2.990.000₫
Có 2 nơi bán
Loa Bluetooth LG Xboomgo PL5W

Loa Bluetooth LG Xboomgo PL5W

1.800.000₫
Có 2 nơi bán
Loa Bluetooth LG PK3

Loa Bluetooth LG PK3

535.000₫
Có 2 nơi bán
Loa JBL Bluetooth JBL JRPOP

Loa JBL Bluetooth JBL JRPOP

990.000₫
Có 2 nơi bán
Loa Bluetooth JBL GO 2

Loa Bluetooth JBL GO 2

690.000₫
Có 2 nơi bán
Loa bluetooth Remax RB-M56

Loa bluetooth Remax RB-M56

630.000₫
Có 2 nơi bán

Phân loại các dòng Tivi hiện nay

Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng Tivi cũng ngày càng được cải thiện và nâng cấp, chính vì thế mà ngày càng có nhiều loại Tivi xuất hiện trên thị trường. Để phân loại Tivi cũng có vô vàn các tiêu chí, cùng Muagitot đi vào tìm hiểu từng nhóm Tivi khác nhau nhé!

1. Phân loại theo chất liệu tấm nền màn hình

# Tivi LED thường: là dòng Tivi sử dụng đèn chiếu sáng là đèn LED

Ưu điểm: Tiết kiệm điện năng, tuổi thọ cao, hình ảnh sắc nét, giá thành rẻ

Nhược điểm: Chỉ xem được các kênh truyền hình thu bằng ăng-ten và đầu kĩ thuật số, có cổng kết nối cơ bản: USB, HDMI, AV,...

# Tivi QLED: là dòng Tivi sử dụng đèn nền là đèn LED nhưng có bổ sung thêm lớp chấm lượng tử. Lớp chấm lượng tử này có tác dụng giúp biến đổi ánh sáng từ đèn LED qua lớp lượng tử và cho ra 1 lớp ánh sáng với dải màu rộng và cực kì đẹp mắt, màu sắc và chi tiết cũng sẽ rõ ràng và chân thực hơn

Ưu điểm: Khả năng hiển thị độ chính xác 100% so với dải màu, tối ưu hóa độ sáng, màu sắc, tuổi thọ cao

Nhược điểm: Thành phần chính của chấm lượng tử là Cadmium - kim loại nặng có khả năng gây ung thư, nếu màn Tivi vỡ sẽ gây hại cho sức khỏe con người.

# Tivi OLED: là dòng Tivi sử dụng các tấm nền có diode hữu cơ phát quang, mỗi điểm ảnh trên Tivi OLED sẽ tự phát sáng và bật tắt độc lập khi có dòng điện chạy qua.

Ưu điểm: Không sử dụng đèn nền nên tiết kiệm điện năng, chất lượng hình ảnh chuẩn xác, hiển thị màu tốt, hình ảnh chuyển động mượt mà, màn hình siêu mỏng

Nhược điểm: Giá thành cao, mẫu mã chưa đa dạng, tuổi thọ màn hình thấp, dễ hỏng hóc khi gặp nước/ độ ẩm lớn

2. Phân loại theo hệ điều hành

# Android TV: là dòng Tivi sử dụng hệ điều hành Androi. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy hệ điều hành phổ biến ở các hãng Tivi: Sharp, Sony, Toshiba...

Ưu điểm: Giao diện đơn giản, dễ sử dụng, có thể điều khiển bằng giọng nói, đầy đủ tính năng của Tivi thông minh

Nhược điểm: Không thường xuyên cập nhật phần mềm khiến Tivi bị giật lag

# TizenOS: là dòng Tivi sử dụng hệ điều hành TizenOS - hệ điều hành độc quyền hãng SAMSUNG

Ưu điểm: Giao diện bố trí gọn gàng, có hỗ trợ điều khiển bằng điện thoại, giọng nói, nhận diện khuôn mặt..

Nhược điểm: Tổng thể giao diện hơi phức tạp, việc chuyển đổi thao tác khiến mắt có thể bị khó chịu  

# WebOS: là dòng Tivi sử dụng hệ điều hành WebOS - hệ điều hành độc quyền hãng LG

Ưu điểm: Giao diện đẹp, có trang bị chuột bay, dễ dàng điều khiển, tự động nhận diện nguồn kết nối

Nhược điểm: Kho ứng dụng chưa phong phú, hiệu ứng chuyển còn chưa mượt mà

3. Phân loại theo kích thước màn hình

# Tivi màn hình cỡ nhỏ (32" - 40" - 43")

# Tivi màn hình cỡ vừa (49" - 55" - 65")

# Tivi màn hình cỡ lớn (75" - 85" - 95")

4. Phân loại theo hình dạng màn hình

# Tivi màn hình cong

Ưu điểm: Thiết kế sang trọng, ấn tượng, mở rộng không gian xem, độ tương phản tốt, tạo chiều sâu cho hình ảnh khi xem

Nhược điểm: Hình ảnh chỉ đẹp nhất khi bạn ngồi chính diện Tivi, góc nhìn hạn chế, kích thước Tivi tỉ lệ thuận với chất lượng hình ảnh, không phù hợp treo tường, tốn diện tích, giá thành cao

# Tivi màn hình phẳng

Ưu điểm: Giá thành rẻ hơn Tivi màn hình cong, tối ưu không gian phòng, góc nhìn rộng

Nhược điểm: Hình ảnh không rõ nét và chân thực bằng Tivi màn hình cong

Nên mua Tivi hãng nào bền nhất?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng Tivi nổi tiếng: Samsung, LG, Sharp, Sony,...

Để trả lời cho câu hỏi nên mua Tivi hãng nào bền thì không phải ai cũng trả lời được. Một sản phẩm bền hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố: cách sử dụng, vệ sinh, ảnh hưởng môi trường và nhiều tác động khác... Thông thường tại Việt Nam, một sản phầm được ưa chuộng và bán chạy thì đó là một trong những tín hiệu nói lên chất lượng của sản phẩm đó.

Nếu bạn còn đang băn khoăn chọn mua một chiếc Tivi cho bản thân và gia đình thì hãy tham khảo ngay 1 số Tivi bán chạy nhất hiện nay ngay sau đây!

Gợi ý một số Tivi bán chạy nhất hiện nay

1. Android Tivi Sony 4K 43 inch KD-43X7500H

2. Smart Tivi Casper 32 inch 32HG5200

3. Android Tivi Sony 4K 55 inch KD-55X8000H

4. Smart Tivi Casper 4K 50 inch 50UG6100

5. Smart Tivi Samsung 43 inch UA43R6000

6. Android Tivi Sony 43 inch KDL-43W800G

7. Android Tivi TCL 32 inch 32S6500

8. Smart Tivi Casper 43 inch 43FX6200

9. Android Tivi Sony 4K 49 inch KD-49X8000H

10. Tivi LED Sony KD-43X75

Trên đây là TOP 10 sản phẩm Tivi bán chạy nhất trong 7 tháng đầu năm 2021. Nhìn vào danh sách trên ta có thể thấy xu hướng mua, sử dụng Android Tivi và Smart Tivi đang gia tăng nhanh chóng. Vậy nếu phải lựa chọn một trong hai loại Tivi này, bạn sẽ chọn loại nào? Trước khi đưa ra câu trả lời, hãy cùng đọc một số đánh giá về 2 loại Tivi này ngay dưới đây nhé! 

Nên mua Smart Tivi hay Android TV Box?

Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng Muagitot so sánh 2 loại Tivi này nhé!

1. Smart Tivi

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao, tinh tế: Smart Tivi “ghi điểm” trong mắt người dùng bởi màn hình phẳng với độ phân giải cao, màu sắc rõ nét, âm thanh sống động, thân thiện với đa số người dùng, không cần thêm thiết bị nào đi kèm (chỉ cần cắm dây mạng hoặc kết nối Wifi cho Tivi)
  • Hiệu năng lớn: Với hệ điều hành do chính hãng thiết kế dành riêng cho Smart Tivi nên mọi ứng dụng đều chạy ổn định, mượt mà, không phát sinh lỗi vặt
  • Thao tác điều khiển Tivi linh hoạt, dễ dàng: có thể tìm kiếm bằng giọng nói cực kì tiện lợi dành cho những gia đình có người lớn tuổi và trẻ nhỏ.
  • Tự động cập nhật phần mềm từ nhà sản xuất, giúp Tivi chạy mượt mà, tránh lag giật, đơ
  • Nhiều tính năng hấp dẫn: kết nối, chiếu màn hình điện thoại lên Tivi, kết nối với các thiết bị khác ở trong nhà và điều khiển chúng dễ dàng chỉ ở trên màn hình Tivi, tìm kiếm nội dung nhanh chóng, dễ dàng trong ô tìm kiếm, đề xuất các nội dung phù hợp dành riêng cho bạn giúp trải nghiệm giải trí đơn giản, thích thú hơn.
  • Nhiều thông tin, chương trình giải trí cho người dùng: Netflix, Amazon, YouTube,...

Nhược điểm:

  • Tính bảo mật còn hạn chế: Một số dòng Smart Tivi giá rẻ có thể bị virus xâm nhập, lấy cắp thông tin cá nhân, phá hoại bảo mật và sự riêng tư của gia đình bạn
  • Dung lượng bộ nhớ hạn chế: Bộ nhớ phổ biến thường là 8GB/16GB tuy nhiên hệ điều hành của Tivi đã chiếm đến hơn một nửa nên thực tế bạn chỉ có quyền lưu trữ 4GB - 8GB. Bộ nhớ RAM phổ biến từ 1 - 2GB. Các nhà sản xuất thường không công bố thông số này khi ra mắt Tivi mới nên các bạn có thể cân nhắc/ mua thêm thẻ nhớ cho Tivi nhé!
  • Kho ứng dụng còn hạn chế: Smart Tivi cho phép bạn truy cập các ứng dụng có sẵn trong Store của hãng. Kho ứng dụng trên Smart Tivi thường được phát triển bởi những hãng sản xuất Tivi: Sony, Samsung,… Điều đó ít nhiều tạo nên sự bất tiện cho người dùng bởi ít tính năng phụ trợ, phiên bản hệ điều hành lỗi thời, bộ nhớ bị hạn chế, ít hỗ trợ thêm những ứng dụng tiện ích khác. Ngoài ra, nếu mua Smart Tivi giá rẻ, người dùng sẽ không sử dụng được dịch vụ phát sóng trực tuyến do hãng sản xuất chưa cung cấp
  • Giá thành sản phẩm khá cao: So với Android Tivi, giá thành của Smart Tivi khá cao, dao động khoảng 6 - 10 triệu cho một chiếc Tivi với chất lượng tốt.
  • Một số dòng Smart Tivi giá rẻ có nguồn gốc không rõ ràng, chất lượng chưa được kiểm chứng nên có thể bị giật, lag, đơ, tốc độ truyền tín hiệu kém trong quá trình sử dụng

2. Android TV Box

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm chi phí: Không cần bỏ quá nhiều chi phí, bạn có thể tận dụng ngay chiếc Tivi trong nhà và biến hóa nhanh chóng cũng một chiếc Android TV Box. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản kha khá mà Tivi vẫn có đầy đủ các tiện ích như Smart Tivi. Với tốc độ phát triển công nghệ chóng mặt như hiện nay thì dù bạn có Tivi màn hình phẳng (chỉ có cổng HDMI) hoặc Tivi đời cũ như CRT vẫn có thể trở thành Smart Tivi khi kết nối với Android TV Box.
  •  Có đầy đủ các tính năng của Tivi thông minh: Kết nối mạng đọc báo, nghe nhạc, xem phim, tải app, điều khiển Tivi bằng điện thoại, chiếu màn hình điện thoại lên Tivi và vô số tính năng khác: Điều khiển Tivi/ tìm kiếm bằng giọng nói,...

  • Kho ứng dụng đa dạng, phong phú, nhiều hơn Smart Tivi: Đây chính là khác biệt lớn nhất giữa Tivi Android và Tivi chạy các hệ điều hành khác. Người dùng có thể tải thêm bất kì ứng dụng nào mà bạn thích mà chỉ cần dùng file APK. 

  • Hỗ trợ kho ứng dụng vô cùng phong phú, khả năng tương thích với các thiết bị ngoại vi cao: chuột và bàn phím. 

  • Dung lượng bộ nhớ lớn: Bộ nhớ 32GB với kho ứng dụng giải trí đa dạng, phong phú của Google như Google Play Store, Google Play Games, Google Music cho phép bạn thoải mái lựa chọn và lưu trữ.

Nhược điểm:

  • Hiệu năng kém: Thiết kế Android Box đặc biệt phù hợp cho Smartphone và Máy tính bảng với màn hình dọc nên khả năng thân thiện với màn hình Tivi không cao, một số ứng dụng hoạt động không được mượt mà hoặc thậm chí không thể hoạt động.
  • Thẩm mỹ còn hạn chế: Để kết nối Tivi của bạn với cổng HDMI hoặc Analog, bạn phải sử dụng hộp thiết bị Android Tivi Box và khá nhiều dây nối lằng nhằng, chiếm nhiều không gian và vô tình gây mất thẩm mỹ cho căn nhà của bạn.
  • Phải cập nhật phần mềm thường xuyên.

Sau khi so sánh ưu, nhược điểm của Smart Tivi và Android TV Box, ta có thể thấy rằng Smart Tivi có ưu thế về: chất lượng hình ảnh, âm thanh sống động, đường truyền ổn định, mượt mà và hoàn toàn yên tâm không có lỗi vặt. Ngoài ra, Smart Tivi còn đem lại tính thẩm mỹ cao cho không gian phòng khách nhà bạn.
Còn Android TV Box có ưu điểm ở việc: có bộ nhớ cao hơn, thoải mái lưu trữ dữ liệu, số lượng ứng dụng bên ngoài nhiều hơn, ngoài ra còn giúp bạn tiết kiệm chi phí nâng cấp nếu như nhà bạn đã có sẵn TV. Tuy nhiên nếu như bạn đang sử dụng Tivi CRT thì phương án tốt nhất là bạn nên mua Smart TV thay vì mua Android TV Box, điều này sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm khác biệt hoàn toàn.

Tóm lại, để trả lời câu hỏi "Nên mua Smart Tivi hay Android TV Box?" bạn cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng của chính bản thân mình để lựa chọn. Nếu gia đình chỉ cần một chiếc Tivi phục vụ nhu cầu giải trí cơ bản (xem phim, nghe nhạc, đọc báo) thì Smart Tivi là lựa chọn vô cùng phù hợp. Còn nếu gia đình có thành viên yêu thích game, nhu cầu giải trí cao hơn với nhiều ứng dụng hơn thì nên chọn Android Tivi Box có cấu hình mạnh, khả năng chơi game mượt không thua điện thoại di động. Bên cạnh đó, nếu không gian bố trí Tivi nhà bạn không quá rộng, bạn nên chọn Smart Tivi vì loại này tuy có giá nhỉnh hơn nhưng lại có thiết kế gọn gàng, tính thẩm mỹ cao và được nhiều người ưa chuộng.

Một số lỗi Tivi thường gặp và cách khắc phục

Trong quá trình sử dụng Tivi, chắc hẳn không thể tránh khỏi một số lỗi cơ bản. Vậy trong những trường hợp đó, chúng ta cần phải xử lý như thế nào? Khi bị lỗi, chúng ta có nhất thiết cần phải đem Tivi ra tiệm bảo dưỡng để sửa chữa hay không? Cùng tham khảo ngay một số cách khắc phục Tivi bị lỗi ngay sau đây để "tự tin" ứng phó với những tình huống xấu nhất nhé!

1. Tivi bị mất tiếng

Nguyên nhân:

  • Vô tình nhấn nhầm nút MUTE (tắt tiếng tạm thời - biểu tượng phổ biến trên remote hình cái loa có dấu gạch) trong khi đang xem Tivi 
  • Tivi bị tụt điện áp
  • Dò kênh chưa đúng hoặc sự cố tín hiệu truyền hình

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra nút Mute (tắt tiếng), tắt tivi và mở lại

  • Kiểm tra xem truyền hình bị mất tiếng, dò lại kênh (dò tay/ thủ công), kiểm tra kết nối

  • Kiểm tra lại dây cáp kết nối giữa đầu thu và Tivi: nếu dây lỏng thì gắn chặt lại, nếu dây bị rỉ sét hay đứt thì bạn cần thay dây thế dây cáp ngay. Nếu dây không lỏng thì có thể do gắn sai dây, lúc này cần kiểm tra dây AV và HDMI đảm bảo việc kết nối dây AV là chính xác. Nếu kết nối qua HDMI, kiểm tra cổng HDMI trên tivi khi kết nối, bạn có thể cắm lại hết tất cả các cổng HDMI còn lại để xem tình trạng này có xảy ra nữa không?

2. Tivi kết nối Wifi nhưng không có Internet

Nguyên nhân:

  • Lỗi đường truyền WiFi 
  • Lỗi IP WiFi
  • Tivi bị lỗi, gặp trục trặc ở trong hệ thống

Cách khắc phục:

Kiểm tra dây kết nối với modem đã gắn chặt chưa, tắt modem trong 30s rồi khởi động lại. Tiếp đến, cho Tivi kết nối mạng lại.

  • Trường hợp Tivi vẫn chưa kết nối với modem, bạn dùng điện thoại kết nối WiFi hoặc Laptop kết nối mạng để kiểm tra xem có vào được hay không. Nếu điện thoại, Laptop không vào mạng được thì chắc chắn đường truyền Internet hoặc modem có vấn đề, bạn nên gọi bên cung cấp Internet đến để khắc phục và xử lý.
  • Trường hợp Tivi đã hiện kết nối với modem nhưng vẫn chưa vào mạng, thì có thể Tivi không nhận được địa chỉ IP. Đây là lúc bạn cần tiến hành cài đặt lại IP và khởi động lại Tivi
  • Trường hợp đã cài lại IP mà Tivi vẫn chưa vào được mạng, bạn có thể phát WiFi từ điện thoại để kiểm tra khả năng kết nối mạng của Tivi. Nếu kết nối nhanh chóng đồng nghĩa là Tivi của bạn bình thường, vấn đề nằm ở mạng Internet nhà bạn, trong trường hợp này, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ Internet để được sửa chữa đường truyền nhé! Còn nếu Tivi không kết nối được với WiFi điện thoại, bạn cần khôi phục cài đặt gốc của Tivi và có thể gọi điện đến Trung tâm Bảo hành của hãng để nhận được câu trả lời cũng như dịch vụ kèm theo

3. Tivi không nhận điều khiển

Nguyên nhân:

  • Cách lắp pin sai, lắp pin không đúng chiều hoặc pin hết hạn sử dụng để trong thời gian quá lâu
  • Các nút bấm trên điều khiển Tivi bị nhấn mạnh quá và dần các phím bấm bị liệt, hỏng.
  • Tín hiệu trên điều khiển Tivi bị lỗi.
  • Bo mạch của điều khiển bị lỗi.
  • Có vật cản trong khu vực cảm biến từ xa, khiến cho Tivi không nhận điều khiển.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra lắp pin lại theo đúng cực âm và cực dương, thay pin cho điều khiển sau một thời gian sử dụng.
  • Vệ sinh đèn chuyển tín hiệu
  • Kiểm tra điều khiển còn hoạt động hay không bằng cách sử dụng chế độ máy ảnh của điện thoại, nhấn bất kỳ phím nào trên remote và kiểm tra đèn phát tín hiệu qua màn hình của máy ảnh/ điện thoại. Nếu đèn sáng, điều khiển bình thường. Đèn không sáng, sáng yếu chứng tỏ điều khiển hỏng cần gửi đi bảo hành
  • Khôi phục cài đặt gốc Tivi

4. Tivi không có tín hiệu

Nguyên nhân:

  • Chưa cắm điện vào nguồn hay Tivi chưa được khởi động.
  • Lỗi dây cáp hay mối nối như: Đứt dây cáp, bong mối nối.
  • Kết nối giữa ăngten và đầu thu hoặc giữa đầu thu với Tivi bị lỏng hoặc chưa được kết nối.
  • Vị trí của ăngten bị xoay góc, chuyển góc bắt tín hiệu, thay đổi sai hướng

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra nguồn điện cấp cho tivi (điều khiển từ xa, nguồn tivi, đèn power, phích cắm điện từ ổ vào tivi)
  • Kiểm tra các thiết bị đầu thu, đầu DVD, K+, Tivi Box,.. đã kết nối với Tivi chưa. 
  • Kiểm tra vị trí của ăngten so với vị trí ban đầu, đảm bảo các kết nối giữa Tivi và thiết bị được ổn định

5. Tivi có đèn nguồn nhưng không lên hình

Nguyên nhân:

  • Chỉ tắt Tivi bằng remote mà không rút điện ra, làm cho trong Tivi còn lưu điện, các linh kiện điện tử bên trong Tivi dễ hỏng
  • Tivi thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm.
  • Nguồn điện đột nhiên tăng cao (sét đánh, cầu chì, tụ lọc nguồn và IC công suất nguồn, nguồn cấp trước,mạch nguồn,… bị hư hỏng) 
  • Dây cáp màn hình lỏng/ hỏng, chết màn hình… linh kiện

Cách khắc phục:

  • Đặt tivi ở vị trí thoáng đãng, cao ráo, thoáng gió, tránh gần tường, đặt ở nơi nguồn điện ổn định, tránh để nơi có nguồn điện cao áp.
  • Kiểm tra ổ cắm điện, phích cắm điện xem có bị lỏng hay chập điện gì không.
  • Kiểm tra lại cầu chì xem có gì bất thường không.
  • Liên hệ trung tâm bảo hành hoặc gọi thợ uy tín về kiểm tra sửa chữa
  • Sau khi tắt Tivi bằng remote thì ngắt nguồn điện ngay. 

6. Tivi bị đen màn hình

Nguyên nhân:

  • Nguồn phát video không sáng
  • Bật tính năng cảm biến ánh sáng trên Tivi, chế độ tiết kiệm điện trên Tivi 
  • Ảnh hưởng của thiết bị xung quanh: thiết bị thu phát sóng, dây kết nối
  • Lỏng hoặc đứt mạch IC Driver, tấm Panel
  • Hỏng mạch xử lý tín hiệu video
  • Mất ánh sáng nền – đèn cao áp

Cách khắc phục:

  • Chọn nguồn video có chất lượng sáng tốt, đảm bảo
  • Kiểm tra và tắt chế độ tự động sáng tối 
  • Kiểm tra nguồn điện cáp Tivi, nguồn, dây AV kết nối
  • Khởi động lại set tip box
  • Kiểm tra các thiết bị xung quanh Tivi có thể làm ảnh hưởng đến sóng Tivi, thiết bị thu sóng, dây kết nối (cáp tới cổng AV, HDIM…)
  • Liên hệ hỗ trợ bảo hành

7. Tivi không bắt được kênh VTV

Nguyên nhân:

  • Ăng-ten bị đứt, bị tuột hay các mối nối giữa dây ăngten với dàn ăngten bị đứt, chuột cắn,...

Cách khắc phục:

  • Dò lại kênh (dò tay/ thủ công)
  • Có thể thay thế bằng cách xem qua các ứng dụng xem Tivi online như FPT Play, HTV Online…
  • Kiểm tra dây ăngten, vị trí đặt ăngten 
  • Thay ăngten, di chuyển ăngten tới vị trí thoáng, không bị mái tôn che lấp, hoặc cho ăng-ten cao hẳn lên
  • Khôi phục cài đặt gốc Tivi

Trên đây là một số lỗi Tivi thường gặp và cách khắc phục mà Muagitot đã tìm hiểu và tổng hợp được. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng Tivi nhé!


Fanpage Facebook hỗ trợ: Muagitot

Kênh Youtube review sản phẩm giá tốt: Muagitot

Website review các sản phẩm giá tốt : Muagitot

 

0.12815 sec| 2685.445 kb